Danh mục sản phẩm

Hỗ trợ trực tuyến

icon hotline

0917.943.068

Hỗ trợ online
skyper

Icon điện thoại 0917.943.068

Icon email chien@tmpvietnam.com

VIDEO

Dịch vụ & giải pháp

Van điều khiển

Ngày Đăng: 14/08/2021 - 4:41 PM

Van điều khiển

1. Giới thiệu Van điều khiển

Van điều khiển là loại van thuộc một trong những loại van công nghiệp mà hệ thống ống dẫn trong nhà máy thường sử dụng. Nhưng đối với van điều khiển, van được đóng mở tự động bằng điện hoặc khí nén nhờ vào tín hiệu điều khiển. Van có thể nhận tín hiệu điều khiển on/off hoặc tín hiệu tuyến tính đóng mở theo tỷ lệ.

2. Các loại Van điều khiển

2.1. Van điều khiển bằng khí nén

Van điều khiển bằng khí nén là các loại van có tích hợp bộ truyền động bằng khí nén, bộ này chuyển đổi năng lượng của khí nén thành chuyển động cơ học để đóng/mở, điều khiển các loại van. Có hai loại đóng mở chính là on/off và đóng mở tuyến tính.

Để có thể hoạt động, khách hàng cần phải lắp đặt và đấu nối van vào hệ thống với các ống dẫn khí, phụ kiện đầu nối nhanh, co nối, chia hơi…

Khi ta cấp một lượng khí nén vừa đù được điều khiển bằng các van điện từ 5/2, 5/3, 4/2… vào một đầu điều khiển của van. Do thiết kế của đầu điều khiển này làm cho trục của van quay theo đúng theo hành trình một góc khoảng 90 độ.

Khi hết hành trình nó sẽ dừng lại. Trục của phần điều khiển sẽ kết nối với trục của van bi điều khiển khí nén, van bướm… Nếu là van bi thì sẽ làm bi quay theo với 1 góc 90 độ, nếu là van bướm sẽ làm cánh bướm quay theo một góc 90 độ. Van lúc này sẽ chuyển đổi trạng thái từ đóng sang mở với loại van thường đóng và ngược lại từ mở sang đóng với van thường mở.

Khi chúng ta điều khiển ngắt dòng khí đang được cung cấp, trục của phần điều khiển, trục của van sẽ về vị trí cũ và hoạt động của van sẽ về trạng thái ban đầu: thường đóng, thường mở.

2.2. Van điều khiển bằng điện

Van điều khiển bằng điện là loại van công nghiệp đóng/mở tự động bằng bộ truyền động điện. Có hai loại van chính đó là đóng mở On/Off (đóng/mở hoàn toàn) và đóng mở tuyến tính (theo góc mong muốn). Việc đóng mở tuyến tính thường dùng trong hệ thống thống đường ống cần sự điều tiết lưu lượng dòng chảy.

Mọi hoạt động của loại van này đều được điều khiển, chi phối bằng điện. Điện được cấp từ nguồn đến bộ điều khiển của van điện.Dòng điện này có thể 220v hoặc 24v tùy vào đặc điểm của hệ thống.

Điện sẽ được truyền đến cho motor xoay và các tín hiệu điều khiển, cảm biến áp suất, cảm biến nhiệt độ. Tùy theo loại van và thiết kế mà motor của van sẽ xoay theo bên trái hoặc bên phải để truyền động đến trục của van.

Nếu là van thường đóng thì cửa van sẽ chuyển từ đóng sang mở để dòng khí nén đi qua. Nếu là van thường mở thì van sẽ chuyển từ mở sang đóng, ngăn dòng khí.

Khi ngắt điện, van sẽ trở về trạng thái ban đầu nhanh chóng nhất.

 

3. Ứng dụng Van điều khiển

Van điều khiển có ứng dụng rất da dạng. Việc tìm hiểu rõ các ứng dụng của van sẽ giúp khách hàng khai thác đúng năng suất, chức năng, nhiệm vụ của van.

Van điều khiển lưu lượng

Van điều khiển khí nén có thể điều khiển lưu lượng một cách chính xác, đáp ứng các yêu cầu công việc ở từng thời điểm khác nhau. Khi chúng ta cần lưu lượng ổn định để vận hành thì việc điều chỉnh lưu lượng, chính xác của thiết bị đo rất quan trọng. Van khí nén điều chỉnh lưu lượng được dùng trong các ngành chế biến lương thực thực phẩm, sản xuất nước giải khát, sữa, bia…

Van điều khiển áp suất

Với chức năng điều khiển áp suất thì cũng tương tự như với điều khiển nhiệt độ. Nó cũng cần cảm biến áp suất và bộ điều khiển áp suất.  Khi bộ điều khiển nhận tín hiệu từ cảm biến áp suất thì nó xuất tín hiệu đến van. Van sẽ nhận được tín hiệu, vận hành theo thông số, tín hiệu được cài đặt. Có một điều đặc biệt đó là, van điều khiển khí nén có thể biến thành van giảm áp bởi vì nó nhận tín hiệu và chạy theo giá trị của bộ điều khiển đã cài đặt.

Van điều khiển nhiệt độ

Nếu lắp van điều khiển khí nén với cây cảm biến nhiệt loại Pt100 và bộ điều khiển nhiệt độ PID 4-20mA thì nó sẽ thực hiện chức năng điều khiển nhiệt độ một cách tốt nhất. Chúng ta có thể hiểu đơn giản như sau: Bộ điều khiển nhiệt độ sẽ nhận tín hiệu được xuất từ cây cảm biến nhiệt, sau đó xuất tín hiệu PID 4-20mA đến van. Tại đây, van sẽ nhận được tín hiệu và vận hành theo đúng giá trị nhiệt độ đã được cài đặt. Nếu khách hàng không có điều kiện để sử dụng bộ điều khiển nhiệt thì sử dụng PLC.

=> Xem thêm

Bài viết khác